Lái xe tải cần bằng gì? Bằng B1, B2, C, D hay bằng E, F?

Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế là sự tăng trưởng vượt bậc của ngành vận tải – Logistics. Đây chính là câu trả lời lý giải vì sao nguồn nhân lực cho ngành Logistics ngày càng có xu hướng tăng, đặc biệt là nghề lái xe nói chung và lái xe tải nói riêng. Tại Việt Nam, nghề lái xe tải đang rất được chú ý bởi nó mang lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, để trở thành tài xế xe tải bạn cần có bằng lái xe, đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật quy định. Vậy lái xe tải cần bằng gì? Nếu lái xe tải không có bằng có bị phạt không? Mọi chi tiết xoay quanh vấn đề lái xe tải cần bằng gì sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Có những loại Giấy phép lái xe ô tô nào tại Việt Nam?

Dựa theo tải trọng, xe ô tô được phân thành nhiều loại. Mỗi loại xe đều có cách thiết kế khác nhau, bởi vậy cách lái cũng yêu cầu kỹ thuật không giống nhau. Do đó, luật pháp nước ta có sự phân chia thành nhiều hạng giấy phép lái xe khác nhau để phù hợp với từng loại xe.

Khoản 4, Điều 59 Luật Giao thông đường bộ (2008) quy định các hạng giấy phép lái xe bao gồm những loại sau:

  • Bằng B1: Hạng bằng này được cấp cho lái xe ô tô đến 9 chỗ ngồi, máy kéo với tải trọng < 3.500 kg, xe ô tô tải. Người sở hữu tấm bằng B1 chỉ được lái xe cá nhân, không được phép hành nghề lái xe chuyên nghiệp.
  • Bằng B2: Hạng bằng này cũng cấp cho những loại xe tương tự như bằng B1, đó là: xe ô tô đến 9 chỗ ngồi, máy kéo với tải trọng < 3.500 kg, xe ô tô tải. Điểm khác biệt đó là Người sở hữu tấm bằng B2 được phép hành nghề lái xe chuyên nghiệp.
  • Bằng C: Hạng bằng này được cấp cho người lái máy kéo có trọng lượng từ 3.500 kg trở lên và xe ô tô tải. Người sở hữu bằng C chạy được xe gì? Người sở hữu bằng C vừa lái được xe ô tô đến 9 chỗ, máy kéo với tải trọng <3.500 kg vừa lái được xe ô tô tải, máy kéo có trọng lượng trên 3.500 kg. Nói cách khác người có bằng C được phép lái xe được quy định trong Giấy phép hạng B1, B2.
  • Bằng D: Đây là hạng bằng cấp cho lái xe ô tô với số lượng chỗ ngồi từ 10 đến 30. Người sở hữu Bằng D được cho phép lái những loại xe quy định trong Giấy phép hạng B1, B2, C.
  • Bằng E: Hạng bằng này là cấp độ cao nhất, được cấp cho người lái xe ô tô trên 30 chỗ ngồi. Người sở hữu bằng E được phép lái những loại xe quy định trong Giấy phép hạng B1, B2, C, D. 
  • Bằng F: Hạng bằng này cấp cho người đã sở hữu được giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E nhưng muốn điều khiển các loại xe ô tô đặc biệt như: xe ô tô kéo rơ moocs có trọng tải trên 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa…

Xem thêm: Các loại bằng lái xe có thời hạn bao lâu? Khi nào thì cần đổi?

Người lái xe tải cần bằng gì?

Một câu hỏi mà An Thái nhận được rất nhiều từ bạn đọc đó là “Người lái xe tải cần bằng gì?” Để trở thành một tài xế xe tải chuyên nghiệp, người lái cần có bằng lái từ hạng B2 trở lên. Ngoài ra, bạn cũng có thể học và thi bằng hạng C, loại bằng này có thể sử dụng cho cả các loại xe thuộc hạng B1 và B2. Thông thường, tài xế xe tải sẽ chọn thi bằng lái hạng C để tiết kiệm thời gian và công sức, đặc biệt khi công việc đòi hỏi có khả năng lái các loại xe tải với trọng tải lớn hơn.

Thời gian học bằng lái xe hạng C kéo dài khoảng 5 tháng, hoặc có thể nhiều hơn so với bằng B là 2 tháng do Bằng C có mức độ yêu cầu cao hơn. Ngoài ra, việc thi sát hạch bằng C với độ khó cao hơn, đòi hỏi người học cần chăm chỉ luyện tập thành thạo tất cả các kỹ năng thì mới đạt yêu cầu.

Khi sở hữu tấm bằng C bạn hoàn toàn có thể trở thành lái xe chuyên nghiệp, điều khiển nhiều loại xe tải với dải tải trọng khác nhau. Tuy nhiên, đối với những loại xe đặc biệt như: xe tải chuyên dụng, xe đầu kéo, xe container, xe nâng… thì lái xe phải học loại bằng có quyền điều khiển đặc biệt như: bằng FC, FD…

Lái xe tải cần bằng gì?
Lái xe tải cần bằng gì?

Học bằng lái xe tải cần điều kiện gì?

Để tham gia khóa học và thi lấy bằng lái xe tải, người học cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản về độ tuổi, sức khỏe và đôi khi là yêu cầu về học vấn, nhằm đảm bảo người học có khả năng và đủ tiêu chuẩn để lái xe tải an toàn. Các yêu cầu này là yếu tố cần và đủ để đảm bảo rằng khi tham gia giao thông, người lái xe tải hoàn toàn có thể xử lý tốt các tình huống trên đường, vận hành phương tiện một cách hiệu quả và an toàn.

Điều kiện về độ tuổi

  • Đủ 21 tuổi trở lên: Tính đến ngày thi sát hạch, người học phải đủ 21 tuổi.
  • Không có quy định về giới tính: Nam hay nữ đều có thể học bằng lái xe tải hạng C.

Điều kiện về sức khỏe

Chỉ khi sức khỏe đảm bảo thì mới có thể điều khiển được xe tải, đặc biệt là khi đi đường dài. Do đó, pháp luật hiện hành quy định những điều khoản rất chặt chẽ về sức khỏe đối với người đăng ký học bằng lái xe tải, bằng hạng C. Theo đó, khi đăng ký học ngoài việc kê khai đầy đủ thông tin cá nhân thì còn phải nộp kèm giấy khám sức khỏe hợp lệ. Ngoài ra, người học còn phải đảm bảo rằng bản thân không mắc các bệnh lý dưới đây:

  • Bệnh về mắt: mắt quáng gà, loạn sắc cận thị, loạn thị quá 4 độ, viễn thị quá 7 độ;
  • Bệnh về tai: Không xác định được, không nghe rõ âm thanh trong khoảng 0-50 m;
  • Bệnh về tim mạch: Hở van tim ở mức độ nặng;
  • Dị tật tay, bàn tay, chân: chân bị teo, không đủ 4 ngón;
  • Bệnh động kinh: Có tiền sử mắc bệnh động kinh từ khi còn nhỏ. 

Nếu điều khiển phương tiện giao thông không có bằng lái phù hợp sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt với lỗi không mang theo giấy phép lái xe đối với ô tô

Lỗi này được hiểu như sau: người lái xe mặc dù đã được cấp giấy phép lái xe nhưng quên mang theo và không xuất trình được khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Mức phạt hành chính đối với lỗi này là từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (Khoản 3 điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).

Xử phạt với lỗi chưa được cấp giấy phép lái xe đối với ô tô

Lỗi này áp dụng với đối tượng dù chưa được cấp giấy phép lái xe nhưng vẫn điều khiển xe lưu thông trên đường. Mức phạt cho lỗi này là từ 10 triệu đến 12 triệu đồng theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã nắm rõ các loại giấy phép cần thiết để lái xe tải những điều kiện cơ bản để tham gia học thi bằng lái xe tải. Cùng các quy định xử phạt khi lái xe khi không có giấy phép phù hợp. Nếu bạn đang có ý định theo đuổi công việc lái xe tải chuyên nghiệp, hãy tham khảo kỹ những thông tin trên để xác định xem mình có đáp ứng đủ các điều kiện hay không nhé. Hãy liên hệ ngay với An Thái để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc liên quan đến nội dung trên. 

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay với An Thái ngay hôm nay để nhận được giải pháp tối ưu về phụ tùng ô tô, phụ tùng xe tải. Với sứ mệnh “Vì Chiếc xe luôn lăn bánh – Vì Doanh nghiệp phát triển”, An Thái – Cam kết chất lượng, nâng tầm trải nghiệm.

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ Ô TÔ AN THÁI

Chuyên cung cấp phụ tùng ô tô tải hàng đầu tại Việt Nam
Hotline: 0827 821 821
Địa chỉ: 288 Trần Thái Tông, TP. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình
Email: contact@anthaiautoparts.com

4/5 - (1 bình chọn)