Những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đang đánh giá khả năng sử dụng máy đúc nhôm áp suất cao để chế tạo ô tô nhanh hơn, rẻ hơn. Trong khi đó, giới kỹ thuật lại cho rằng quá trình này tạo ra rủi ro lớn về chất lượng và tính linh hoạt của sản phẩm
Thay vì sử dụng công nghệ hàn để ghép khoảng 60 bộ phận, hiện nay các nhà máy đúc nhôm khổng lồ đã sản xuất bằng một mô-đun duy nhất. Chỉ riêng việc này đã giúp những nhà sản xuất ô tô đơn giản hoá sản xuất và giảm chi phí lên tới 40% ở một số vị trí.
Đi tiên phong trong công nghệ sản xuất này là Tesla, bằng máy đúc nhôm khổng lồ với tên gọi Giga Press. Từng mảng lớn của gầm xe đã được sản xuất giúp tối ưu hoá quy trình, giảm thời gian sản xuất và cả chi phí nhân công lẫn robot, chính điều này giúp Tesla có được mức lợi nhuận cao nhất trong ngành sản xuất xe điện.
Tuy nhiên, giới chuyên môn lại cho rằng quy trình này sẽ tạo ra rủi ro về chất lượng và khả năng linh hoạt cho sản phẩm, vì chỉ cần một sai sót nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ mô-đun và khiến cho việc khắc phục phức tạp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao khiến cho lợi nhuận biên bị thu hẹp đáng kể, những nhà sản xuất ô tô như Toyota, GM, Huyndai, Volvo cũng đang phải đánh giá lại khả năng thay đổi cách thức sản xuất tương tự như Tesla đang triển khai.
Giga Press là thuật ngữ do Giám đốc điều hành Idra Riccardo Ferrario đặt ra cho đơn đặt hàng đầu tiên của máy OL 5500 CS HPDC vào tháng 5 năm 2019. Giga Press thực tế là các máy đúc nhôm áp suất cao, có kích thước khổng lồ. Chiều rộng tối đa của vật đúc là 2,2 mét. Các loại đúc hiện đang được sử dụng cho thân trước và sau, nhưng Idra đang làm việc để mở rộng thêm các loại đúc hộp ắc quy và bệ trung tâm kết hợp hộp ắc quy. Máy ép Gigi của Idra có kích thước từ 19,7 x 7 x 6 mét đến 22 x 8 x 6,5 mét và có lực kẹp từ 5.500 đến 9.000 tấn.

Quy trình sản xuất sẽ bắt đầu bằng quá trình đưa 100kg nhôm nóng chảy nặng vào khuôn đúc buồng lạnh với vận tốc 10 mét/giây. Thời gian chu kỳ là khoảng 120 giây, tương đương hoàn thành 30 lần đúc mỗi giờ. Kết quả, khoảng 500 vật đúc có thể được sản xuất mỗi ngày với ba ca 8 giờ.

Trong sản xuất xe điện, pin là bộ phận quan trọng nhất và chiếm 25% đến 40% tổng chi phí sản xuất. Do vậy, “Bạn cần làm cho phần còn lại có chi phí thấp hơn”, Ferrario nói.
Bằng cách sử dụng công nghệ đúc nhôm, chi phí trong sản xuất các chi tiết lớn sẽ giảm 40%, kéo theo chi phí sản xuất khung gầm cũng giảm theo, trung bình công nghệ này giảm 30% chi phí cho các bộ phận của ô tô điện.
Công ty Idra đã được tập đoàn LK Industries của Trung Quốc mua lại vào năm 2008 và phát triển Giga Press từ 2016. Nhưng trên “sân chơi” mới này, cũng có không ít những đối thủ mạnh, có thể kể đến Tập đoàn Bühler ở Châu Âu, Ube và Shibaura Machine ở Nhật Bản, cũng như Yizumi và Haiti ở Trung Quốc.
Sử dụng công nghệ đúc khuôn đã được dùng cho rất nhiều ngành sản xuất nhưng đối với sản xuất thân xe bằng nhôm lớn với ngành ô tô vẫn là tương đối mới và thực sự là một thị trường đầy hứa hẹn. Thị trường đúc nhôm toàn cầu có trị giá gần 73 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt 126 tỷ USD vào năm 2032, theo phân tích của AlixPartners dựa trên dữ liệu của Apollo Reports.
Nhôm được đánh giá cao vì trọng lượng nhẹ và cũng được sử dụng cho các bộ phận khác của ô tô bao gồm cả động cơ. Hàm lượng trung bình của kim loại trong ô tô do châu Âu sản xuất đã tăng 20% lên 179 kg trong ba năm tính đến năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên gần 200kg vào năm 2025.
Với riêng Idra, thiết bị Giga Press mới nhất và lớn nhất họ hiện có kích thước bằng một ngôi nhà nhỏ và tạo ra lực kẹp hơn 9.000 tấn. Doanh thu của công ty đạt 100 triệu euro (108 triệu USD) vào năm 2021, không tiết rõ khách hàng gồm những đơn vị nào.
Hiện tại, Tesla là công ty sử dụng Giga Press lớn nhất, khi nó có mặt tại tất cả các cơ sở sản xuất của họ, điều này giúp Tesla có thể sản xuất Model Y chỉ trong 10 giờ – nhanh gấp 3 lần so với các đối thủ. Điều này tạo ra một lợi thế cạnh tranh cực lớn cho Tesla.

Tuy được đánh giá là vô cùng tiềm năng và cũng đã được không ít các nhà sản xuất ô tô lựa chọn nhưng cũng rất nhiều nhà sản xuất vẫn tỏ ra nghi ngại công nghệ này. Điển hình có thể kể đến BMW hay Bechmann của EFES. Lý do để “quay lưng” là do họ cho rằng đúc khuôn mô-đun lớn yêu cầu thiết kế sản phẩm phải cực kỳ hoàn hảo, những lỗi thiết kế thân máy sẽ rất dễ dàng được sửa chữa nếu lắp ráp từ các bộ phận nhỏ. Nếu áp dụng công nghệ này sẽ dẫn đến nguy cơ sai hàng loạt và việc sửa chữa là vô cùng phức tạp
Phản đối và đồng tình giữa các nhà sản xuất vẫn đang diễn ra nhưng rõ ràng việc sử dụng công nghệ đúc nhôm vẫn sẽ là một xu hướng mạnh mẽ, đặc biệt áp lực từ việc duy trì tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định đến sự thay đổi này.
——————————————————————————————–——–
Công ty TNHH Cơ khí Ô tô An Thái là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối phụ tùng ô tô hàng đầu Việt Nam. Với hơn 30.000 linh kiện phụ tùng từ xe tải nhẹ đến xe tải nặng, An Thái đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng về phụ tùng xe tải Trung Quốc.

Hãy liên hệ ngay với An Thái ngay hôm nay để nhận được giải pháp tối ưu về phụ tùng xe tải Trung Quốc. Với sứ mệnh “Vì Chiếc xe luôn lăn bánh – Vì Doanh nghiệp phát triển”, An Thái – Cam kết chất lượng, nâng tầm trải nghiệm.
———————————————————————
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ Ô TÔ AN THÁI
Hotline: 0817 821 821
Địa chỉ: 288 Trần Thái Tông, TP. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình
Email: contact@anthaiautoparts.com