Hệ thống khởi động trên ô tô tải – bộ phận quan trọng giúp xe “lăn bánh”

Hệ thống khởi động là một trong những bộ phận quan trọng hàng đầu của ô tô tải, giúp động cơ xe vận hành và sẵn sàng cho mọi hành trình. Được ví như “công tắc sinh mệnh” của xe, hệ thống khởi động đóng vai trò kích hoạt động cơ đốt trong, khởi đầu cho toàn bộ quá trình vận hành của xe tải. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các loại hệ thống khởi động, cũng như cách bảo dưỡng và khắc phục sự cố thường gặp của bộ phận này.

Giới về hệ thống khởi động trên ô tô tải 

Hệ thống khởi động trên ô tô tải
Hệ thống khởi động trên ô tô tải

Hệ thống khởi động trên ô tô tải là gì?

Hệ thống khởi động trên ô tô tải hay còn gọi là thiết bị khởi động (starter) là tập hợp các bộ phận và cơ chế giúp tạo ra chuyển động ban đầu để khởi động động cơ xe. Vai trò chính của hệ thống này là cung cấp đủ mô-men xoắn để quay trục khuỷu của động cơ, giúp động cơ đạt đến tốc độ quay đủ để bắt đầu quá trình đốt cháy nhiên liệu.

Hệ thống khởi động bao gồm nhiều thành phần phối hợp nhịp nhàng với nhau, từ nguồn điện, động cơ khởi động đến cơ cấu cơ khí. Các xe tải hiện đại thường sử dụng hệ thống khởi động điện, được tối ưu để đảm bảo hiệu quả và sự tiện lợi cho tài xế.

Công dụng và lợi ích của hệ thống khởi động trên ô tô tải

– Cung cấp dòng điện (chủ yếu là dòng điện một chiều) khoảng từ 50 vòng/phút (đối với động cơ xăng) và 100 vòng/phút (đối với động cơ diesel) đến trục khuỷu, giúp gia tăng lực, cung cấp đủ lực cần phải có để động cơ có thể hoạt động được.

– Giúp xe tải “lăn bánh”, di chuyển nhanh chóng.

Cấu tạo của hệ thống khởi động trên ô tô tải

Hệ thống khởi động trên ô tô tải gồm nhiều bộ phận khác nhau, chúng sẽ phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động để tạo nên một sự thống nhất. Về cơ bản, hệ thống khởi động trên ô tô bao gồm 06 thành phần sau:

Pin/ ắc quy ô tô

  • Pin/ ắc quy ô tô là bộ phận có chức năng dự trữ năng lượng, nó được đặt trong phần khoang máy. Ắc quy là một thiết bị điện, nó có khả năng lưu trữ điện ở dạng hoá học và khi cần thiết sẽ chuyển hóa thành dòng điện. Ắc quy hoạt động dựa trên phản ứng hoá học của dung dịch điện phân và tấm chì, phản ứng này sẽ giúp năng lượng điện được giải phóng và cung cấp dòng điện cho xe ô tô.
  • Lưu ý: Trong khi sạc pin/ắc quy sẽ phát ra khí hydro, đây là loại khí rất dễ bắt lửa, do đó cần hết sức lưu ý khi sạc.

Công tắc đánh lửa: Công tắc đánh lửa được ví như “cửa ngõ” của hệ thống các mạch trên ô tô, nó có chức năng, nhiệm vụ là phân phối dòng điện đến những nơi cần thiết trong hệ thống khởi động trên ô tô.

Rơ le khởi động: Rơ le có kích thước nhỏ nhưng lại là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống khởi động trên ô tô. Động cơ khi khởi động cần sử dụng đến dòng điện rất lớn, do đó không thể kiểm soát dòng điện này trực tiếp từ công tắc đánh lửa mà phải sử dụng rơ le để điều khiển quá trình dòng điện này khởi động.

Công tắc an toàn khởi động: Công tắc an toàn khởi động có nhiệm vụ ngăn cản hệ thống khởi động ô tô hoạt động trong khi ô tô đang ở chế độ số (với hộp số tự động) hoặc bàn đạp ly hợp đang không được nhấn (với hộp số tay). Nhờ đó, sẽ tránh được một số tình trạng như: ô tô bất ngờ giật về phía trước hay phía sau, gia tăng sự an toàn cho người lái trong quá trình khởi động.

Động cơ khởi động: Đây là bộ phận có chức năng biến đổi, chuyển hóa năng lượng điện thành cơ năng ở trong động cơ vi mạch. Trong quá trình hoạt động, động cơ khởi động sẽ tạo ra các momen xoắn giúp cho bánh đà chuyển động quay và làm xe quay trở lại.

Cáp pin

  • Cáp pin/cáp ắc quy là loại dây có nhiều sợi với đường kính lớn, mang dòng điện cao (250+ amps), là bộ phận cần thiết giúp động cơ khởi động. Một số loại cáp pin được trang bị thêm một dây nhỏ hơn và được hàn vào thiết bị đầu cuối, mục đích để vận hành một thiết bị nhỏ hơn. 
  • Lưu ý, cáp là bộ phận thường bị ăn mòn theo thời gian, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến việc khởi động động cơ. Do đó, việc thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế là rất cần thiết.

Chức năng của hệ thống khởi động trên ô tô 

Chức năng quan trọng nhất của hệ thống khởi động trên ô tô là giúp cho động cơ đốt trong của ô tô có thể hoạt động được. Từ đó, xe mới có thể di chuyển và vận hành được. 

Tác dụng hệ thống khởi động trên ô tô

Hệ thống khởi động trên ô tô có tác dụng cung cấp dòng điện đến trục khuỷu, thông qua đó giúp cho động cơ đốt trong hoạt động.

– Là bộ phận không thể thiếu giúp cho xe ô tô “lăn bánh”

 Nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi động trên ô tô

Hệ thống khởi động trên xe ô tô đóng vai trò khởi động động cơ từ trạng thái nghỉ. Quá trình này diễn ra thông qua các giai đoạn: kéo (hút vào), giữ, và nhả hồi về, đảm bảo động cơ hoạt động ổn định.

Giai đoạn kéo (hút vào)

Khi vặn khóa điện ở vị trí Start, dòng điện từ ắc quy sẽ được truyền qua cuộn giữcuộn kéo. Dòng điện này tiếp tục di chuyển từ cuộn kéo đến phần ứng thông qua cuộn cảm, làm quay phần ứng với tốc độ thấp.

Lực điện từ sinh ra trong cuộn giữ và cuộn kéo sẽ từ hóa các lõi cực. Nhờ đó, piston trong công tắc từ bị hút vào lõi cực của nam châm điện. Kết quả là:

  • Bánh răng dẫn động được đẩy ra và ăn khớp với vành răng của bánh đà.
  • Đồng thời, đĩa tiếp xúc bật công tắc chính, cung cấp điện cho động cơ khởi động

Giai đoạn giữ

Khi công tắc chính được bật, cuộn kéo không còn dòng điện chạy qua vì hai đầu đẳng áp. Tuy nhiên, cuộn giữcuộn ứng vẫn nhận dòng điện trực tiếp từ ắc quy.

  • Lúc này, cuộn dây phần ứng bắt đầu quay với tốc độ cao, tạo ra đủ lực để khởi động động cơ chính.
  • Piston được giữ cố định tại vị trí nhờ lực điện từ của cuộn giữ, vì không có lực điện từ nào chạy qua cuộn kéo.

 Giai đoạn nhả hồi về

Khi tài xế vặn khóa điện từ vị trí Start về vị trí On, dòng điện từ công tắc chính tiếp tục đi qua cuộn giữ và cuộn kéo. Tuy nhiên, lúc này:

  • Lực điện từ sinh ra ở cuộn kéo và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau.
  • Piston không còn được giữ tại vị trí, dẫn đến bị kéo lại nhờ lực lò xo hồi vị.

Khi piston hồi về vị trí ban đầu:

  • Bánh răng dẫn động tách khỏi vành răng bánh đà.
  • Công tắc chính bị ngắt, khiến động cơ khởi động dừng lại.

Máy khởi động trên ô tô vận hành theo quy trình logic gồm ba giai đoạn: hút, giữ, và nhả. Mỗi giai đoạn phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận như cuộn dây, piston, và bánh răng để khởi động và ngừng động cơ một cách hiệu quả. Đây là cơ chế quan trọng giúp xe khởi động ổn định và an toàn.

Cách sử dụng hệ thống khởi động trên ô tô tải hiệu quả

Hệ thống khởi động trên ô tô tải đóng vai trò quan trọng trong việc giúp động cơ vận hành. Để sử dụng hiệu quả và đảm bảo tuổi thọ của hệ thống, người lái cần chú ý đến quy trình vận hành và bảo dưỡng đúng cách.

Trước khi khởi động, cần kiểm tra các điều kiện của xe, bao gồm mức nhiên liệu, điện áp ắc quy và vị trí cần số phải ở trạng thái an toàn, như N (Neutral) đối với xe số sàn hoặc P (Park) đối với xe số tự động. Khi bắt đầu, hãy xoay chìa khóa đến vị trí On để kích hoạt hệ thống điện và các cảm biến, sau đó chuyển sang vị trí Start hoặc nhấn giữ nút khởi động trong khoảng 2-3 giây. Khi động cơ đã nổ, cần ngay lập tức trả chìa khóa về vị trí On hoặc nhả nút bấm và để động cơ chạy không tải trong khoảng 30 giây đến 1 phút nhằm đảm bảo dầu nhớt bôi trơn các bộ phận trước khi xe di chuyển.

Để hệ thống hoạt động bền bỉ, người lái cần tránh khởi động liên tục nếu xe không nổ máy ngay; thay vào đó, nên chờ 15-20 giây giữa các lần khởi động để tránh quá tải. Không khởi động xe khi động cơ đang chạy, vì điều này có thể gây hư hỏng nghiêm trọng cho bánh răng và motor khởi động. Ngoài ra, cần tắt các thiết bị tiêu thụ điện như đèn, điều hòa trước khi khởi động để giảm tải cho ắc quy. Trong điều kiện thời tiết lạnh, việc làm ấm động cơ hoặc sử dụng dầu nhớt phù hợp cũng giúp quá trình khởi động trở nên dễ dàng hơn.

Việc bảo dưỡng định kỳ là yếu tố quan trọng để hệ thống khởi động luôn ở trạng thái tốt nhất. Các kết nối điện cần được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để tránh gỉ sét hoặc lỏng lẻo. Motor khởi động, chổi than và rơ-le cũng cần được kiểm tra và thay thế nếu phát hiện hao mòn. Bên cạnh đó, việc duy trì tình trạng ắc quy ổn định, như kiểm tra điện áp và thay mới khi cần thiết, sẽ góp phần đảm bảo hệ thống khởi động hoạt động hiệu quả. Bằng cách tuân thủ đúng quy trình vận hành và chú trọng bảo dưỡng, người lái có thể duy trì sự bền bỉ của hệ thống khởi động và đảm bảo an toàn trong mọi chuyến đi.

Hướng dẫn chọn mua hệ thống khởi động trên ô tô phù hợp

Khi chọn mua hệ thống khởi động cho xe tải, có một số mẹo quan trọng mà bạn cần lưu ý như:

  • Xác định kích thước, tải trọng xe tải, dòng xe, hãng xe… từ đó mới lựa chọn được hệ thống khởi động phù hợp;
  • Chọn sản phẩm đến từ những nhà cung cấp, thương hiệu đáng tin cậy;
  • Kiểm tra thật kỹ thông tin về bảo hành sau khi mua, tránh trường hợp mua xong bị lỗi nhưng không thể đổi trả hay bảo hành.

Cách nhận biết hệ thống khởi động xe tải bị lỗi, hư hỏng

Xe không thể khởi động

Dấu hiệu phổ biến nhất của hệ thống khởi động bị lỗi là xe không thể khởi động. Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Ắc quy yếu hoặc hết điện: Không đủ dòng điện để cung cấp cho động cơ khởi động.
  • Rơ-le khởi động hoặc động cơ khởi động bị hỏng: Không tạo ra lực quay cần thiết cho động cơ.
  • Công tắc khởi động bị lỗi: Tín hiệu từ chìa khóa hoặc nút bấm không được truyền đến động cơ khởi động.

Âm thanh bất thường khi khởi động

Khi hệ thống khởi động gặp vấn đề, xe thường phát ra các âm thanh lạ:

  • Tiếng lách cách liên tục: Thường xuất phát từ rơ-le khởi động hoặc động cơ khởi động bị yếu.
  • Tiếng rít hoặc tiếng va chạm kim loại: Có thể do bánh răng Bendix hoặc bộ truyền động bị mòn hoặc lỏng.
  • Không có âm thanh nào khi khởi động: Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống hoàn toàn không hoạt động, nguyên nhân có thể do lỗi kết nối điện hoặc ắc quy hỏng.

Động cơ khởi động hoạt động chậm hoặc yếu

Nếu động cơ khởi động quay chậm hoặc yếu, nguyên nhân thường là:

  • Ắc quy yếu: Không cung cấp đủ năng lượng.
  • Động cơ khởi động bị hỏng: Mô-tơ bên trong động cơ khởi động có thể bị cháy hoặc hỏng cuộn dây.
  • Ma sát lớn trong bộ truyền động: Thiếu bôi trơn hoặc các thành phần bị mòn dẫn đến động cơ khởi động hoạt động không hiệu quả.

Động cơ khởi động không ngắt sau khi khởi động

Trong một số trường hợp, động cơ khởi động không tự ngắt sau khi động cơ chính đã khởi động. Dấu hiệu này rất nguy hiểm, vì nó có thể gây quá tải hoặc cháy động cơ khởi động. Nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Công tắc khởi động hoặc rơ-le bị kẹt: Không ngắt tín hiệu đến động cơ khởi động.
  • Bộ truyền động bị lỗi: Không trả lại vị trí ban đầu sau khi khởi động.

Mất kết nối hoặc dây dẫn bị hỏng

Nếu dây dẫn hoặc kết nối của hệ thống khởi động bị đứt, lỏng, hoặc ăn mòn, xe tải có thể không khởi động được. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Khởi động lúc được lúc không: Kết nối không ổn định gây gián đoạn dòng điện.
  • Nhiệt độ cao bất thường tại các đầu nối: Đây là dấu hiệu của sự ăn mòn hoặc tiếp xúc kém.

Đèn cảnh báo xuất hiện trên bảng điều khiển

Một số xe tải hiện đại có đèn cảnh báo liên quan đến hệ thống khởi động hoặc ắc quy trên bảng điều khiển. Khi đèn này sáng, đó là tín hiệu cho thấy hệ thống đang gặp vấn đề và cần được kiểm tra ngay lập tức.

Các vấn đề liên quan đến ắc quy

Ắc quy yếu hoặc hỏng thường là nguyên nhân hàng đầu gây lỗi hệ thống khởi động. Dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Đèn pha và hệ thống điện yếu hoặc không hoạt động: Khi bật đèn hoặc các thiết bị điện, chúng hoạt động yếu hoặc không hoạt động.
  • Kiểm tra điện áp ắc quy thấp hơn mức tiêu chuẩn: Điện áp bình thường của ắc quy là 12.6V khi không tải và khoảng 13.7-14.7V khi động cơ chạy.

Khởi động khó khăn trong thời tiết lạnh

Thời tiết lạnh làm tăng độ nhớt của dầu động cơ, khiến hệ thống khởi động cần nhiều năng lượng hơn. Nếu hệ thống khởi động hoạt động kém trong điều kiện này, có thể do:

  • Ắc quy yếu: Dòng điện giảm trong nhiệt độ thấp.
  • Động cơ khởi động không đủ mạnh: Hoặc bị mòn, mất hiệu suất.

Cách xử lý khi hệ thống khởi động gặp sự cố

Khi nhận thấy hệ thống khởi động xe tải có dấu hiệu bất thường, tài xế cần:

  • Kiểm tra ắc quy: Đảm bảo ắc quy đủ điện và không bị hư hỏng.
  • Kiểm tra kết nối điện: Đảm bảo dây dẫn và các đầu nối không bị ăn mòn hoặc lỏng lẻo.
  • Nghe âm thanh khởi động: Xác định các âm thanh bất thường để khoanh vùng vấn đề.
  • Mang xe đến trung tâm sửa chữa uy tín: Nếu không thể tự khắc phục, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Những thắc mắc thường gặp về hệ thống khởi động trên ô tô

Máy khởi động thường gặp phải lỗi gì? Phần mạch điện thường bị hư hỏng như: cháy hỏng tại các tiếp điểm khởi động, chồi than bị kẹt, mòn… Phần cơ khí hay gặp trục trặc như: mòn bánh răng, mòn ổ bi, kẹt khớp…

Tại sao động cơ không khởi động được dù ắc quy còn điện? Nguyên nhân có thể xuất phát từ rơ-le hoặc motor khởi động bị hỏng, kết nối điện không chặt, hoặc công tắc khởi động gặp vấn đề. Trong trường hợp này, người dùng cần kiểm tra các bộ phận trên để xác định chính xác lỗi.

Tại sao khi khởi động xe lại nghe thấy tiếng kêu lạ? Tiếng kêu này có thể do bánh răng khởi động không ăn khớp với vành răng bánh đà hoặc motor khởi động bị hao mòn. Việc tiếp tục sử dụng trong tình trạng này có thể gây hỏng hóc nghiêm trọng, vì vậy nên mang xe đến cơ sở sửa chữa để kiểm tra.

Khởi động xe nhiều lần trong thời tiết lạnh có ảnh hưởng gì không? Đây cũng là thắc mắc của nhiều tài xế. Trong điều kiện thời tiết lạnh, dầu nhớt có độ nhớt cao hơn và ắc quy dễ bị yếu, dẫn đến khó khởi động. Khởi động liên tục mà không để hệ thống nghỉ ngơi có thể làm nóng quá mức motor khởi động và giảm tuổi thọ của ắc quy. Để giải quyết, nên sử dụng dầu nhớt phù hợp với thời tiết và kiểm tra ắc quy trước khi vận hành.

Thời gian bảo dưỡng hệ thống khởi động là bao lâu? Việc bảo dưỡng định kỳ tùy thuộc vào quãng đường di chuyển và điều kiện sử dụng, nhưng thông thường nên kiểm tra mỗi 10.000 – 15.000 km hoặc ít nhất 1 lần mỗi năm. Kiểm tra định kỳ bao gồm vệ sinh các đầu nối điện, kiểm tra chổi than, rơ-le, và đánh giá tình trạng motor khởi động.

Làm thế nào để nhận biết hệ thống khởi động sắp hỏng? Các dấu hiệu nhận biết bao gồm động cơ khởi động chậm hơn bình thường, phát ra âm thanh bất thường, hoặc xe không khởi động được sau nhiều lần thử. Nếu gặp các dấu hiệu này, người lái nên nhanh chóng đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng để tránh sự cố không mong muốn.

Có thể thay thế từng bộ phận trong hệ thống khởi động hay cần thay mới toàn bộ? Trong hầu hết các trường hợp, các bộ phận như rơ-le, chổi than hoặc bánh răng khởi động có thể thay thế riêng lẻ nếu chúng là nguyên nhân gây lỗi. Tuy nhiên, nếu motor khởi động bị hư hỏng nghiêm trọng hoặc hệ thống đã quá cũ, việc thay mới toàn bộ sẽ đảm bảo hoạt động ổn định hơn.

Hiểu rõ những thắc mắc này sẽ giúp tài xế sử dụng hệ thống khởi động hiệu quả, đồng thời giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc bất ngờ.

Hệ thống khởi động trên ô tô tải có tầm quan trọng lớn, có vai trò cung cấp dòng điện cần thiết tới trục khuỷu giúp xe có thể di chuyển dễ dàng. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu được hệ thống khởi động trên ô tô là gì, vai trò của nó là vô cùng quan trọng và không thể thay thế. Bởi vậy, cần kiểm tra, bảo dưỡng một cách thường xuyên và thay thế hệ thống khởi động trên ô tô định kỳ nhằm đảm bảo xe tải hoạt động bền bỉ, hiệu quả.

———————————————————————————————

Hãy liên hệ ngay với An Thái ngay hôm nay để nhận được giải pháp tối ưu về phụ tùng ô tô, phụ tùng xe tải. Với sứ mệnh “Vì Chiếc xe luôn lăn bánh – Vì Doanh nghiệp phát triển”, An Thái – Cam kết chất lượng, nâng tầm trải nghiệm.

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ Ô TÔ AN THÁI

Chuyên cung cấp phụ tùng ô tô tải hàng đầu tại Việt Nam
Hotline: 0817 821 821
Địa chỉ: 288 Trần Thái Tông, TP. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình
Email: contact@anthaiautoparts.com