Thước lái ô tô là bộ phận quan trọng trong hệ thống lái, giúp tài xế điều khiển hướng di chuyển của xe một cách chính xác và an toàn. Vậy thước lái ô tô có cấu tạo như thế nào? Bộ phận này hoạt động ra sao và làm sao để nhận biết khi nào cần bảo dưỡng, thay thế? Cùng An Thái tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
Thước lái ô tô là gì?
Thước lái ô tô (tiếng Anh: steering wheel) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống lái của ô tô, giúp người lái điều khiển hướng di chuyển của xe. Hệ thống này được cấu thành từ thanh răng và trục vít, hoạt động theo cơ chế truyền lực từ vô lăng xuống bánh xe trước, giúp xe di chuyển đúng hướng theo ý muốn.
Vai trò của thước lái trong hệ thống lái ô tô
- Điều hướng xe: Thước lái đóng vai trò chính trong việc chuyển hướng xe, đảm bảo xe di chuyển đúng theo thao tác của tài xế.
- Tạo sự ổn định khi vận hành: Một hệ thống thước lái tốt giúp xe duy trì sự cân bằng, đặc biệt khi vào cua hoặc di chuyển trên địa hình không bằng phẳng.
- Tăng độ an toàn: Thước lái có tác động lớn đến khả năng kiểm soát xe, giúp tài xế xử lý linh hoạt trong các tình huống khẩn cấp.
- Ảnh hưởng đến trải nghiệm lái xe: Hệ thống lái mượt mà giúp tài xế có cảm giác lái tốt hơn, giảm mệt mỏi khi điều khiển xe trong thời gian dài.
Cấu tạo thước lái ô tô
Hệ thống thước lái ô tô gồm nhiều bộ phận quan trọng, giúp truyền chuyển động từ vô lăng xuống bánh xe, đảm bảo khả năng điều hướng chính xác. Dưới đây là các thành phần chính trong cấu tạo của thước lái:

- Khớp nối trục các đăng: Giúp chuyển hướng quay của các thanh nối trong trục vô lăng. Khi tài xế xoay vô lăng, khớp nối này sẽ truyền lực quay đến bánh răng thước lái.
- Trục quay vô lăng: Gồm nhiều đoạn nhỏ được nối với nhau bởi khớp nối trục các đăng. Bộ phận này có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ vô lăng xuống hệ thống lái.
- Thanh răng: Là bộ phận quan trọng trong hệ thống ray trượt tịnh tiến, giúp biến đổi chuyển động quay của bánh răng thành chuyển động tịnh tiến, từ đó tác động lên tay đòn.
- Tay đòn: Đóng vai trò truyền chuyển động tịnh tiến từ thanh răng đến khớp bẻ lái, giúp bánh xe có thể quay theo hướng mong muốn.
- Khớp bẻ lái: Chuyển động lực từ tay đòn đến bánh xe, giúp điều chỉnh hướng di chuyển của xe theo thao tác của tài xế.
Nguyên lý hoạt động của thước lái như thế nào?
Thước lái ô tô có nhiệm vụ điều khiển hướng chuyển động của bánh xe trước, từ đó quyết định hướng di chuyển của xe.
Khi người lái xoay vô lăng, trục vô lăng sẽ truyền chuyển động xuống trục vít. Trục vít này ăn khớp với thanh răng bên dưới, làm cho thanh răng di chuyển sang trái hoặc phải. Sự dịch chuyển của thanh răng sẽ kéo hoặc đẩy các rotuyn kết nối với bánh xe, điều chỉnh hướng bánh xe theo mong muốn của người lái.
Mỗi bộ phận trong thước lái đảm nhận một nhiệm vụ riêng, nhưng khi kết hợp lại, chúng tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, giúp việc điều khiển xe trở nên chính xác, an toàn và ổn định.
Dấu hiệu nhận biết thước lái ô tô tải bị hỏng
Thước lái là bộ phận quan trọng trong hệ thống lái ô tô, giúp người điều khiển xe có thể dễ dàng đổi hướng và duy trì sự ổn định khi vận hành. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, thước lái có thể gặp các vấn đề khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến cho thấy thước lái ô tô có thể bị hư hỏng và cách xử lý phù hợp.
- Tay lái bị kẹt hoặc trả lái chậm: Hiện tượng này thường xảy ra do hệ thống trợ lực lái gặp trục trặc, phổ biến nhất là do thiếu dầu trợ lực. Người dùng có thể kiểm tra mức dầu trong bình chứa và bổ sung nếu cần. Nếu phát hiện rò rỉ, cần đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng để khắc phục kịp thời.
- Vành tay lái bị rơ: Sau một thời gian sử dụng, các khớp nối, bạc lái hoặc trục các đăng có thể bị mài mòn, khiến vô lăng có độ trễ lớn khi đánh lái. Trong trường hợp này, cần kiểm tra và điều chỉnh bạc lái hoặc thay thế các bộ phận bị hao mòn.
- Hệ thống lái phát ra tiếng kêu lạ: Tiếng kêu bất thường khi đánh lái có thể xuất phát từ việc thiếu dầu trợ lực, bơm trợ lực hoạt động kém hoặc bạc lái bị mòn. Nếu tiếng kêu kéo dài, cần kiểm tra toàn bộ hệ thống để xác định nguyên nhân chính xác và sửa chữa kịp thời.
- Thước lái bị chảy dầu: Khi phát hiện vết dầu loang dưới xe, có thể hệ thống trợ lực lái đã bị rò rỉ. Nếu dầu có bọt hoặc đổi màu, khả năng cao nước hoặc không khí đã xâm nhập vào hệ thống, gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động. Lúc này, cần kiểm tra và khắc phục ngay để tránh nguy cơ hỏng hóc nghiêm trọng hơn.
- Lốp xe mòn không đều: Nếu bánh xe bị lệch hoặc lốp mòn không đồng đều, nguyên nhân có thể liên quan đến thước lái. Khi hệ thống lái gặp vấn đề, xe sẽ có xu hướng nghiêng về một bên, gây hao mòn không đồng nhất giữa các bánh xe. Việc cân chỉnh lại thước lái sẽ giúp khắc phục tình trạng này và đảm bảo an toàn khi vận hành.
Nguyên nhân gây hỏng thước lái ô tô
Những nguyên nhân chính dẫn đến thước lái ô tô bị mòn và hư hỏng các bác tài nên chú ý đó là:
- Đi đường xấu: Bánh xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và có sự kết nối với hệ thống thước lái. Khi xe thường xuyên chạy trên địa hình gồ ghề, nhiều sỏi đá, tài xế sẽ khó kiểm soát được tay lái khiến bánh xe tiếp xúc không chuẩn xác.
- Xe quá trọng tải: Việc chở quá trọng tải và cồng kềnh vượt mức khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thước lái và dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng.
- Hư hỏng hệ thống, bộ phận của xe và công tác bảo dưỡng, bảo trì không đúng cách.
- Thiếu dầu trợ lực lái: Dầu trợ lực lái có tác dụng bôi trơn và giảm ma sát cho các chi tiết của thước lái. Nếu thiếu dầu trợ lực lái, các chi tiết này sẽ bị ma sát nhiều hơn và đôi khi dẫn đến hỏng hóc.
- Một số nguyên nhân khác như việc lưu thông trên đường đông, chen lấn vào giờ cao điểm khiến các bác tài phải leo lên một bên lên vỉa hè để đi theo một góc chéo. Từ đó, gây mất cân bằng dẫn đến gãy thước lái.
Cách căn chỉnh thước lái ô tô
Để căn chỉnh thước lái ô tô chính xác, tài xế cần điều chỉnh ba thông số chính ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của thước lái, bao gồm: góc camber, góc toe (độ chụm) và góc caster.
- Góc camber: Góc camber là góc nghiêng của bánh xe so với trục thẳng đứng khi nhìn từ phía trước xe. Nếu bánh xe nghiêng ra ngoài, gọi là góc camber dương, còn nếu nghiêng vào trong, gọi là góc camber âm. Lệch góc camber có thể gây mòn không đều ở lốp, mòn nhiều ở mặt ngoài hoặc mặt trong, hoặc làm hỏng trục bi của bánh xe nếu trọng lực dồn quá lớn vào khu vực này.
- Góc toe (Độ chụm): Góc toe, hay còn gọi là độ chụm, là góc giữa bánh xe và trục thẳng đứng khi nhìn từ trên cao. Khi bánh xe bị lệch vào trong, gọi là độ chụm dương, và khi lệch ra ngoài là độ chụm âm. Sự lệch góc toe có thể dẫn đến mòn lốp không đều ở mép trong hoặc mòn theo hình lông chim, ảnh hưởng đến độ bám đường và tuổi thọ của lốp.
- Góc caster: Góc caster là góc giữa trục bánh lái và trục thẳng đứng khi nhìn từ bên hông xe. Nếu trục bánh lái lệch lên trên (về phía đầu xe), gọi là góc caster dương; nếu lệch xuống dưới (về phía đuôi xe), gọi là góc caster âm. Lệch góc caster có thể làm giảm khả năng dẫn hướng của xe, gây khó khăn trong việc lái thẳng hoặc khi vào cua.
Với các dòng xe gia đình như Toyota Camry, Toyota Venza, Vios, Mazda… nhà sản xuất thường tối ưu hóa quá trình căn chỉnh thước lái, chỉ cho phép điều chỉnh độ chụm hoặc camber. Góc caster thường được cố định và không thể thay đổi. Đặc biệt, với một số xe, nếu góc camber và caster lệch quá nhiều và gây hỏng hóc, cách duy nhất để khắc phục là thay thế phụ tùng ô tô.
Quy trình căn chỉnh thước lái
Để thực hiện căn chỉnh thước lái ô tô chính xác, bác tài cần sử dụng thiết bị chuyên dụng như máy Hunter. Máy này hỗ trợ căn chỉnh độ chụm và cân bằng động bánh xe, giúp xe vận hành ổn định và hiệu quả.
Các bước căn chỉnh thước lái:
Cân bằng động bánh xe trước: Sử dụng máy Hunter để thực hiện việc cân bằng động bánh xe.
Căn chỉnh thước lái:
- Đưa xe lên cầu nâng và gắn cảm biến vào các bánh xe.
- Máy Hunter sẽ sử dụng camera để ghi nhận và hiển thị thông số của ba góc bánh xe (camber, toe và caster) trên màn hình LCD.
- Nếu các góc bánh xe đạt chuẩn, màn hình sẽ hiển thị màu xanh. Nếu có lệch, màn hình sẽ báo đỏ.
- Điều chỉnh điểm nối thước lái, tăng hoặc giảm độ mở của đai ốc và theo dõi chỉ số góc trên màn hình, cho đến khi các chỉ số màu xanh xuất hiện.
Sau khi hoàn tất quá trình căn chỉnh, thước lái sẽ được điều chỉnh về chuẩn, giúp cải thiện khả năng điều khiển xe và gia tăng độ an toàn khi lái.
Việc căn chỉnh thước lái cần độ chính xác cao, nếu bác tài không thực hiện đúng cách, có thiết bị phù hợp, có thể ảnh hưởng đến khả năng điều khiển và an toàn khi lái xe. Do đó, để đảm bảo xe luôn vận hành ổn định và an toàn, bác tài nên mang xe đến các trung tâm sửa chữa uy tín, nơi có thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để thực hiện căn chỉnh thước lái một cách chính xác. Nếu bác tài cần hỗ trợ, hãy liên hệ Trung tâm sửa chữa và đại tu ô tô An Thái tại Thái Bình để được tư vấn và phục vụ chuyên nghiệp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thước lái ô tô mà An Thái muốn chia sẻ. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bác tài những kiến thức bổ ích về phụ tùng ô tô chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc và bảo dưỡng thước lái ô tô, từ đó đảm bảo xe luôn vận hành ổn định và an toàn.