Lỗi đi vào đường cấm xe tải bị phạt bao nhiêu? Đường nào cấm xe tải?

Xe ô tô tải là phương tiện giao thông phổ biến nhất, quan trọng hàng đầu trong ngành logistic. Quá trình điều khiển xe tải, các tài xế cần có trách nhiệm, nghĩa vụ tuân thủ các quy tắc, quy định về an toàn giao thông, trong số đó có quy định không được đi vào đường cấm. Vậy lỗi đi vào đường cấm, xe tải bị phạt bao nhiêu? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.

Đường cấm là gì? 

Hệ thống giao thông tại Việt Nam hiện nay rất phức tạp, với các tuyến đường khác nhau, nhiều loại phương tiện cùng lưu thông. Do đó, nhiều đoạn đường được quy định là đường cấm. Hiểu một cách đơn giản nhất, đường cấm là đường mà phương tiện giao thông (một hoặc nhiều loại) không được phép đi vào. Quy định những đoạn đường cấm giúp bảo vệ được khu vực có giới hạn trọng tải, khu công nghiệp hoặc khu dân cư. 

Tổng hợp một số loại đường cấm phổ biến hiện nay:

  • Đường cấm đi vào: ở những con đường này sẽ đặt biển báo cấm đối với một hoặc nhiều loại phương tiện giao thông, tùy thuộc vào đặc điểm thực tế. 
  • Đường cấm theo khung giờ: ở một số đoạn đường để đảm bảo giao thông không bị ách tắc thì sẽ cấm những xe có trọng tải, kích thước lớn như xe tải, xe khách… lưu thông trong những khung giờ nhất định, đặc biệt là những giờ cao điểm như giờ đi làm, giờ tan tầm…
  • Cấm đường theo tiêu chí tải trọng: ở 1 số đoạn đường chỉ cho phép xe có mức tải trọng nhất định được lưu thông để đảm bảo chất lượng tuyến đường. 
  • Cấm đường theo tiêu chí chiều cao xe: có nhiều con đường chỉ cho phép xe có chiều cao nhất định được đi vào. 

Người điều khiển phương tiện giao thông nếu vi phạm quy định về lỗi đi vào đường cấm, xe tải bị phạt bao nhiêu thì sẽ bị xử phạt hành chính, mức phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm. 

Lỗi đi vào đường cấm, xe tải bị phạt bao nhiêu?

Lỗi đi vào đường cấm xe tải bị phạt bao nhiêu
Lỗi đi vào đường cấm xe tải bị phạt bao nhiêu

Lỗi đi vào đường cấm, xe tải bị phạt bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi này cần căn cứ vào quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Chi tiết như sau:

  • Phạt tiền: mức phạt đối với lỗi đi vào đường cấm của xe tải là từ 2 đến 3 triệu đồng
  • Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng với Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Tuy nhiên, mức phạt trên sẽ được loại trừ, không áp dụng đối với những trường hợp sau:

  • Đi ngược chiều trên những tuyến đường có biển “Cấm đi ngược chiều” hoặc đi ngược chiều trên tuyến đường một chiều hoặc đi ngược chiều trên đường cao tốc. Lỗi này sẽ có hình phạt riêng.
  • Các trường hợp xe ưu tiên trong khi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Chúng ta có thể thấy mức phạt với lỗi đi vào đường cấm không hề nhẹ. Đây là một biện pháp răn đe mà pháp luật đưa ra để giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông, – những vấn đề nan giải tại Việt Nam hiện nay.

Tổng hợp các loại biển báo cấm đường đối với xe tải mà tài xế nào cũng cần biết

Như vậy, chúng ta đã nắm được lỗi đi vào đường cấm, xe tải bị phạt bao nhiêu. Để tránh mắc phải lỗi này, các tài xế khi điều khiển xe ô tô tải cũng như các phương tiện khác cần nắm vững về hệ thống biển báo giao thông, đặc biệt là những biển báo về đường cấm. Một số biển báo cấm xe tải cụ thể như sau:

  • Biển báo số 101: ý nghĩa cấm tất cả các phương tiện giao thông đi vào, trong đó có cả xe tải, trừ trường hợp xe làm nhiệm vụ đặc biệt, xe ưu tiên;
  • Biển báo số 106a: ý nghĩa là cấm các loại xe tải có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên (trừ trường hợp các xe được ưu tiên theo luật định.
  • Biển báo số 106b: ý nghĩa là cấm toàn bộ xe tải mà có tổng trọng tải vượt quá con số ghi trên biển báo.
  •  Biển báo số 106c: biển báo này cấm các loại xe ô tô tải chở hàng nguy hiểm.
  • Biển báo số 107: cấm tất cả xe tải và xe ô tô chở khách đi vào có đường có đặt biển này.
  • Biển báo số 115: cấm toàn bộ xe tải có tải trọng của cả xe vượt quá giá trị số ghi trên biển báo, kể cả những xe thuộc diện ưu tiên.
  • Biển báo số 117: Cấm các loại xe tải mà có chiều cao hàng hóa vượt quá giá trị hiển thị trên biển báo, kể cả các xe thuộc diện ưu tiên. 

Danh sách những tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội

Ở Hà Nội có một số tuyến đường cấm xe tải, cụ thể như sau:

  • Đường Cát Linh: Cấm chiều từ Khách sạn Horizon đi ra Văn Miếu
  • Phố Hàng Đậu: Cấm chiều từ Trần Quang Khải đi vào
  • Phố Hoàng Ngọc Phách: Cấm chiều từ đường Nguyên Hồng ra đường Láng Hạ
  • Trung Liệt: Cấm chiều từ đường Đặng Tiến Đông ra đường Thái Hà
  • Đường Hoàng Hoa Thám: Cấm một chiều từ đường Phan Đình Phùng ra đường Lạc Long Quân
  • Đường Thuỵ Khuê: Cấm chiều từ ngã ba Bưởi ra tuyến đường Thanh Niên…
  • Ngoài ra, có rất nhiều tuyến đường khác cấm xe tải như: Đường Hùng Vương, Trương Định, Vũ Ngọc Phan, Thanh Nhàn, Đội Cấn, Đại La, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tự…

Danh sách những tuyến đường cấm xe tải ở TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn)

Khu vực nội thành cấm xe tải nhẹ: Xe tải nhẹ bị cấm lưu thông từ 6h00 – 9h00 và 16h00 – 20h00 hàng ngày

Một số tuyến đường cấm xe tải nặng:

  • Xa lộ Hà Nội: Từ Ngã tư Thủ Đức đến nút giao Cát Lái.
  • Mai Chí Thọ: Từ Nguyễn Cơ Thạch đến Đồng Văn Cống.
  • Đường Võ Chí Công: Từ Đồng Văn Cống đến cầu Phú Mỹ.
  • Đường Nguyễn Văn Linh: Từ Quốc lộ 1A đến cầu Kênh Tẻ.
  • Đường Trần Xuân Soạn: Quận 7.
  • Đường Phạm Thế Hiển: Quận 8.
  • Đường Quang Trung, Trường Chinh: Quận Gò Vấp, quận Tân Bình.
  • Đường Lê Văn Lương: Quận 7.
  • Đường Nguyễn Hữu Thọ: Từ Nguyễn Văn Linh đến cầu Kênh Tẻ.

Các hành lang xe tải được phép lưu thông:

  • Đường Lê Trọng Tấn: Từ Quốc lộ 1 vào khu công nghiệp Tân Bình, từ 9h00 – 16h00 và 21h00 – 22h00.
  • Hành lang ra vào khu vực Cảng Tân Thuận 2 và Cảng Lotus: Quận 7.

Lưu ý rằng các quy định này có thể thay đổi và cần được kiểm tra thường xuyên để cập nhật thông tin mới nhất. Bạn nên tuân thủ đúng các quy định để tránh bị phạt.

Trên đây là những thông tin và kiến thức liên quan đến lỗi đi vào đường cấm, mức xử phạt dành cho xe tải khi vi phạm quy định này, cùng với các loại biển báo cấm đường áp dụng cho xe tải mà An Thái muốn chia sẻ tới người đọc. Việc tuân thủ luật lệ an toàn giao thông không chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi tài xế mà còn là biện pháp thiết yếu để bảo vệ an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông khác. Hy vọng rằng các bác tài luôn giữ vững tay lái trên mọi cung đường!